5 món thực đơn lẩu dành chiêu đãi gia đình cuối tuần

Bạn đã biết đến nhiều món thực đơn lẩu hay chưa. Hãy cùng tham khảo với bepvinhhanh.com về 5 món thực đơn lẩu dành để đãi tiệc hay chiêu đãi gia đình vào cuối tuần nhé.

Nội Dung

Thực đơn lẩu mắm

Thực đơn lẩu mắm
Thực đơn lẩu mắm

Nhắc tới lẩu mắm, người ta sẽ nhớ ngay đến hương thơm nồng nàn cùng với rau xanh đủ loại. Đây là loại lẩu nổi tiếng tại vùng Tây Nam Bộ. Lẩu mắm là món đặc sản không thể nào thiếu trên các bàn nhậu hay bữa cơm chiều.

Nguyên liệu làm lẩu mắm

  • Xương heo 300 gr
  • Mắm cá linh 200 gr
  • Thịt ba chỉ 100 gr
  • Thịt bò 200 gr
  • Cá hú 200 gr
  • Tôm tươi 100 gr
  • Mực 100 gr
  • Chả cá thác lác 100 gr
  • Nước dừa 200 ml
  • Cà tím 2 trái
  • Sả 3 củ
  • Bún tươi 500 gr
  • Đường trắng 3 muỗng canh
  • Bột ngọt 2 muỗng cà phê
  • Dầu ăn 4 muỗng canh
  • Rau muống 200 gr
  • Rau nhút 200 gr
  • Tía tô 100 gr
  • Húng tây 100 gr
  • Húng quế 100 gr
  • Chuối chát 5 trái
  • Dưa leo 6 trái
  • Khế 4 trái
  • Thơm 150 gr
  • Giá đỗ 200 gr
  • Nấm rơm 200 gr
  • Tỏi băm nhuyễn 2 muỗng cà phê
  • Ớt băm 1 muỗng cà phê
  • Rau nhút 100 gr

Cách làm lẩu mắm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cà tím rửa sạch cắt khúc vừa ăn. Dưa leo, khế, chuối chát rửa sạch cắt lát mỏng. Thơm cắt lát có độ dày khoảng 0,5 cm.

Rau muống lặt sạch cắt khúc. Nấm rơm cắt gốc rửa nước muối, chẻ làm đôi.

Mực làm sạch cắt khúc vừa ăn. Tôm sú cắt râu, rửa sạch.

Thịt ba rọi cắt miếng mỏng. Chả cá cắt miếng vừa ăn.

Cá hú làm sạch khứa. Sả bằm nhỏ.

Bước 2: Cách làm món lẩu

Hầm xương heo lấy khoảng 1,5 lít nước dùng, sau đó thêm 200 ml nước dừa vào nấu sôi.

Nước dùng nấu với 200 gr mắm sặc, nồi nấu mắm sôi khỏang 10 phút lọc qua rây để lấy nước dùng trong.

Bắc chảo lên bếp cho dầu vào để dầu nóng, phi tỏi thơm cho sả ớt vào, sả ớt vàng bỏ thịt ba rọi vào, khi thịt đã săn bỏ cà tím vào xào khoảng 5 phút sau đó cho nước dùng đã nấu mắm vào và nêm gia vị : đường + bột ngọt vừa ăn, nấu sôi trở lại.

Cho hỗn hợp nước lẩu ra nồi nấu lẩu, đặt lên bếp bật lửa, cho nấm rơm vào. Xếp các loại rau và bông súng vào dĩa, xếp tôm, mực, thịt bò, cá lên một dĩa khác, xắt ớt, hành lá rắc lên trên, dọn bún kèm thêm chén nước mắm mặn với ớt băm nhỏ.

Thực đơn lẩu thái chua cay

Thực đơn lẩu thái chua cay
Thực đơn lẩu thái chua cay

Món lẩu trứ danh này được bắt nguồn từ Thái. Vị chua chua, cay cay cùng với sắc màu cam của cà chua, đỏ của ớt, vàng của thơm, đủ để làm người khác muốn. Đây cũng là món lẩu dễ ăn nên hẳn luôn luôn có trong menu của các quán lẩu. Một món vừa đẹp mắt lại ngon vô cùng.

Nguyên liệu nấu lẩu thái chua cay

  • Xương ống: 1kg
  • Tôm, mực, ngao (Tùy vào số lượng người ăn)
  • Nấm rơm, rau muống, bắp chuối, mì/bún
  • Riềng: 1 củ
  • Sả: 6 cây
  • Chanh: 2 quả vắt lấy 3 thìa canh nước cốt
  • Lá chanh: 10 lá
  • Vị lẩu Thái: 2 thìa cà phê
  • Đường: 3 thìa cà phê
  • Hạt nêm: 6 thìa cà phê
  • Nước mắm: 1 thìa cà phê
  • Sa tế

Các bước làm lẩu thái chua cay

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Mực mua về làm sạch, cắt sọc chéo rồi cắt miếng vừa ăn.

Con ngao rửa sạch nhớ rửa kỹ nha, ngâm với nước pha một chút muối và cắt vài lát ớt vào để nó nhả ra các tạp chất.

Dùng rá đậy kín, ngâm trong khoảng 30 phút cho ngao tiết hết cát bẩn rồi rửa sạch lại thêm lần nữa.

Tôm thì cũng rửa sạch, có thể cắt bớt râu

Thịt bò rửa sạch,dùng dao thật sắc thái lát mỏng cho đẹp.

Bày tôm, mực, thịt bò, ngao ra đĩa cho đẹp mắt.

Cà chua rửa sạch, bổ múi cau. Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, cắt lát. Sả đập dập, cắt khúc. Giềng rửa sạch, cắt lát. Nấm rơm chẻ thữ thập trên đầu cho đẹp mắt rồi rửa sạch. Các loại rau ăn lẩu nhặt bỏ phần già, rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn, riêng cải thảo tách từng bẹ ra, rửa sạch rồi cũng cắt miếng vừa ăn. Xếp các nguyên liệu ra đĩa.

Bước 2: Cách thực hiện món lẩu

Rửa sạch xương heo rồi chần qua nước sôi. Cho xương vào nồi đặt lên bếp ninh trong vòng 1 tiếng.

Nấm rơm bổ dọc, nấm đùi gà cắt chéo dày khoảng 0.5cm. Đun sôi một nồi nước rồi cho nấm vào chần qua

Lá chanh vò nhàu, sả đập dập, cắt khúc dài 5cm. Hành tây bổ miếng cau.

Để nấu nước lẩu, đầu tiên bạn thả lá chanh, sả vào nồi nước lẩu đã đun sôi. Sau đó thêm gia vị lẩu Thái và gia vị cho vừa miệng

Vậy là đã chuẩn bị xong giờ chỉ cần bắc bếp đặt ra bàn chờ khi nước lẩu đã sôi, đầu tiên các bạn nên thả ngao và hành tây cho nước thêm ngọt, tiếp đến mới nhúng mực, tôm, rau, và nấm. Đợi một lúc cho tất cả các nguyên liệu chín tới rồi thưởng thức.

»»» Xem thêm: Hướng dẫn cách nấu lẩu dê ngon nhất đơn giản làm tại nhà

Thực đơn lẩu gà lá giang

Thực đơn lẩu gà lá giang
Thực đơn lẩu gà lá giang

Trái với vị chua cay nồng dịu, thì lẩu gà lá giang lại đặc trưng một vị chua. Song chua không phải từ me, chanh hay giấm mà là từ lá giang vô cùng dân dã. Vị chua nhè nhẹ kích thích người dùng cùng thịt gà ngọt mê, thích hợp nhất là ăn cùng rau muống. Trời mưa phùn mà được thưởng thức nồi lẩu gà thơm nghi ngút cùng vị chua của lá giang thì còn gì bằng đúng không nào.

Nguyên liệu nấu lẩu gà lá giang

  • Gà mái tơ: 1 con khoảng 1,5 kg
  • Lá giang: 300 gr
  • Sả: 2 củ
  • Ớt sừng: 1 quả
  • Mùi tàu (ngò gai): 5 lá
  • Gia vị: Muối, tiêu, đường, nước mắm ngon, bột ngọt
  • Hành phi + Mỡ tỏi + Bún
  • Rau ăn lẩu: rau muống chẻ, rau rút, kèo nào, giá đỗ, chuối bào

Cách làm lẩu gà lá giang

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt gà: chà muối xung quanh con gà để khử mùi tanh. Sau đó, rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Ứớp theo tỉ lệ 1/2 thìa cà phê hạt tiêu + 1 thìa cà phê nước mắm + 1 thìa cà phê muối để ngấm trong vòng 15 phút

Lá giang: bỏ hết dây và các lá sâu, rửa sạch rồi để ráo, vò nhẹ lá để tăng vị chua.

Rau ngò gai: nhặt kỹ, rửa sạch rồi thái nhỏ.

Tỏi: bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.

Ớt sừng: rửa sạch rồi thái nhỏ.

Các loại rau khác: rửa sạch và cắt thành đoạn vừa ăn.

Bước 2: Hướng dẫn nấu lẩu gà lá giang

Bắc nồi lên bếp và tráng với một chút dầu rồi cho sả vào phi, đến khi sả vàng thì cho tiếp tỏi vào.

Khi bạn thấy sả và tỏi vàng thơm thì bỏ thịt gà vào xào. Khi thịt gà săn lại thì cho vào khoảng 2 lít nước.

Đến nồi nước sôi thì vớt bọt vặn lửa nhỏ lại để liu riu rồi nêm gia vị cho vừa ăn.

Khi thịt gà mềm thì bỏ lá giang vào, cho thêm chút ớt, tỏi phi và sa tế.

Dọn lẩu gà lá giang ra ăn kèm với bún, rau và dùng kèm nước mắm có thêm vài lát ớt.

»»» Xem thêm: Thực đơn đãi tiệc đám cưới bình dân với 5 Menu hấp dẫn

Thực đơn lẩu đuôi bò

Thực đơn lẩu đuôi bò
Thực đơn lẩu đuôi bò

Nước lẩu ngọt thanh cùng mùi bò đặc trưng, thơm ngon lại bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Món lẩu này thích hợp nhất là ăn cùng rau má, cải đắng làm tăng vị giác hơn nữa. Đuôi bò dai dai, mềm mềm cùng nước dùng thanh ngọt khó mà chối từ.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 500 gram đuôi bò cắt thành từng khúc và làm sạch
  • 300 gram bắp hoa bò làm sạch
  • 4 cây sả, 2 nhánh gừng lớn đập dập
  • 50 gram nấm rơm, 1 củ hành tây, 2 muỗng canh tỏi băm
  • 1 thân quế nhỏ, 2 hoa hồi, 2 nụ đinh đương, tất cả rang khô
  • 1 chén nhỏ tương ớt, 1 chén nhỏ tương đen, 1 gói nêm lẩu thập cẩm và các gia vị thông dụng khác.

Thực hiện món lẩu

Ướp đuôi bò: đuôi bò ướp với 1,5 muỗng canh hạt nêm + ½ muỗng cà phê bột ngọt trong 10 phút.

Trước hết, bạn xào sơ tỏi băm, gừng và sả trong nồi áp suất cho dậy mùi thơm, sau đó cho đuôi bò vào xào cho săn và chín tái. Khi đó, bạn sẽ cho ½ lít nước + quế, hoa hồi, nụ đinh hương đã rang vào nồi và ninh trong khoảng 10 – 15 phút.

Khi đuôi bò đã mềm, bạn xả hơi nồi áp suất rồi cho thêm vào nồi khoảng 700ml – 1 lít nước nữa. Chờ cho nước sôi trở lại, bạn nêm vào 1 gói gia vị nêm lẩu thập cẩm + 4 muỗng canh tương đen + 2 muỗng canh tương ớt và nếm thử, điều chỉnh gia vị lại cho phù hợp.

Cuối cùng, bạn cắt nhỏ đậu hũ, nấm, hành tây và hành lá cũng như thái lát bắp hoa bò để nhúng lẩu. Nước lẩu vừa đun liu riu trên lửa nhỏ, vừa nhúng các nguyên liệu ăn lẩu và dùng kèm với bún tươi.

»»» Xem thêm: 59+ Thực đơn cho mẹ sau sinh bổ sung dưỡng chất cơ thể

Thực đơn lẩu nấm

Thực đơn lẩu nấm
Thực đơn lẩu nấm

Nguyên liệu để nấu lẩu nấm

  • Thịt gà: 1kg (có thể thay thế xương ống để làm nước dùng)
  • Váng đậu 50gr
  • Nấm rơm 100gr
  • Nấm đùi gà 150gr
  • Nấm kim châm 150gr
  • Nấm bạch tuyết 100gr
  • 1 bắp ngô ngọt
  • Rau tần ô, hẹ bông, rau bắp cải, rau cải cúc và các loại rau khác tùy theo sở thích
  • 1 thanh đậu phụ
  • Mì tôm hoặc bún tùy theo sở thích
  • Hành, Tỏi, Ớt, Gừng, …
  • Gia vị: muối, hạt nêm, bột ngọt, hạt tiêu, ….

Chuẩn bị sơ chế nguyên liệu

Hành, tỏi, gừng bỏ vỏ, băm nguyễn, ớt thái lát, để riêng vào từng bát nhỏ. Bắc chảo lên bếp, đợi khi chảo nóng cho vào đó một ít dầu ăn, đến khi dầu nóng thì cho hành, tỏi vào phi thơm. Chia đôi chỗ hành tỏi đã phi để riêng ra 2 bát.

Thịt gà làm thật sạch, rửa sạch với nước, dùng muối chà xát trong và ngoài con gà để loại bỏ hoàn toàn chất bẩn, rửa lại với nước một lần nữa sau khi để ráo nước chặt ra thành nhưng miếng vừa ăn. Sau đó ướp cùng với hành tỏi đã phi, một nhúm gừng băm, vài hạt muối, ½ thìa hạt nêm, ½ thìa tiêu xay, ½ thìa bộ ngọt để khoảng 20 đến 30 phút cho thịt gà thấm gia vị.

Nấm, rau và bắp rửa sạch, cắt bỏ những phần hư hỏng, ngâm 10 phút với nước muối sau đó rửa sạch với nước lạnh, rau ngắt thành những khúc vừa ăn, xếp ra đĩa, ngô xắt thành những khoanh nhỏ, nấm đùi gà thái miếng hình con thoi. Nấm rơm cắt hình chữ thập trên đỉnh cho đẹp mắt. Nấm đông cô bạn cho vào nước ngâm trong khoảng 30 phút cho đến khi nấm nở ra, sau đó rửa sạch và để sang một bên.

Váng đậu cắt miếng nhỏ, chiên qua dầu và để ráo

Đậu hũ cắt miếng vừa ăn, xếp ra đĩa

Nấu nước lẩu: Cho một ít dầu ăn vào nồi, đợi dầu nóng cho hành tỏi băm vào đảo nhẹ. Sau khi tỏi đã vàng, cho gà đã sơ chế vào xào săn, đổ vào nồi khoảng 2 lít nước, nêm nếm gia vị cho vừa ăn, đậy nắp đợi cho sôi, trong quá trình đun, liên tục vớt bọt để nước dùng được trong. Ninh gà khoảng 30 phút, nếm thử nước dùng có vị ngọt của xương thì cho thêm nấm rơm và ngô vào đun khoảng 15 phút, cho thêm nấm đùi gà đun thêm 10 phút nữa. Nước lẩu sẽ có vị ngọt thanh của nấm cùng thịt gà.

»»» Nếu bạn đang cần mua nấm thì có thể xem tại đây: nấm mối đen

Trình bày và thưởng thức món lẩu nấm

Cho nồi nước lẩu lên bếp, đun lửa liu riu, bày đồ ăn lẩu sẵn ra bàn. Lần lượt cho các nguyên liệu còn lại (váng đậu, nấm kim châm, nấm bạch tuyết, đậu hũ, rau, …) vào đun cùng, và thế là bạn đã hoàn thành nồi lẩu nấm ngon hết sảy. Chấm với nước mắm hoặc muối ớt tùy theo khẩu vị, các bạn cũng có thể ăn cùng với mì nấu chín hoặc bún.

Việc chọn món ăn để thiết đãi gia đình nhân dịp sum họp chắc hẳn cũng làm đau đầu các chị em nội trợ. Với những món thực đơn lẩu ấm nóng này, thì gia đình cùng quây quần bên nhau là một trong những lựa chọn hoàn hảo cho món cuối vừa giúp no bụng, vừa dễ ăn.


Xem thêm: 5 Món Thực Đơn Lẩu Nướng Đơn Giản, Dễ Làm, Dễ Thực Hiện

Trả lời