Quy trình và kỹ thuật cách trồng nấm mối đen hiệu quả cao

Nấm mối đen là giống trồng nấm mối trong những năm gần đây rất được nhiều người quan tâm bởi dinh dưỡng mà nấm đem lại. Khác với nấm mối trắng được mọc lên tự nhiên thì nấm mối đen đã được một người Trung Quốc tìm ra và gây phôi trồng nấm mối thành công.

Để trồng nấm mối đen cần có có những kỹ thuật nhất định, dưới đây Bếp Nhà Vinh Hạnh sẽ tìm hiểu quy trình cách trồng nấm mối đen thành công cho năng suất cao để mang lại giá trị kinh tế.

Nội Dung

Trồng nấm mối đen trên mùn cưa

Để trồng nấm mối đen có thể dùng mùn cưa các loại. Nhưng tốt nhất nên dùng mùn cưa của cây cao su hoặc cây bồ đề.

Lưu ý không dùng mùn cưa bị mốc, mùn cưa của các cây có tinh dầu hoặc mùn cưa các cây gỗ cứng. Tốt nhất nên dùng mùn cưa mới. Khi dùng dần phải phơi khô, tránh bị ẩm hay bị lên men.

Cách trồng nấm mối hiệu quả

Làm ẩm và phối trộn nguyên liệu

Kỹ thuật trồng nấm mối đen đầu tiên cần nắm là phải biết tạo độ ẩm cho mùn cưa bằng cách trộn đều nước sạch với mùn cưa. Sau khi trộn, bốc một nắm mùn cưa rồi bóp thử nếu nước hơi rỉ nhẹ là đạt độ ẩm thích hợp để trồng.

Ủ mùn cưa thành một đống, che bên trên bằng một tấm nilon để mùn cưa ngấm nước mà khiến các tế bào gỗ nở ra. Để sau vài ngày tiến hành trộn phối nguyên liệu theo tỉ lệ mùn cưa ẩm 100 kg, vôi bột 0,5 kg.

Trộn thật đều mùn cưa với vôi bột, kiểm tra xem hỗn hợp đạt độ ẩm 65%, ủ đống hỗn hợp từ 2 – 3 ngày, mở đảo 1 lần rồi ủ tiếp 2 – 3 ngày.

Sau thời gian ủ, tiến hành đóng gói vào túi PP chịu nhiệt, kích thước túi khoảng 19 x 37 cm. Túi có hình dáng đứng như khúc gỗ cao khoảng 20 – 22 cm, cổ nút cổ, nút bông và nắp đậy.

Cách đóng gói túi mùn cưa

Kỹ thuật thứ 2 cần nắm để trồng nấm là đóng túi mùn cưa. Cho mùn cưa vào dần trong túi, khi đổ mùn cưa vào đến đâu dồn chặt đến đấy, chừa phía trên miệng túi khoảng 5 – 7cm để buộc cổ bịch.

Sau đó túm miệng nilon cho luồn qua cổ bịch, bẻ quặt xuống để cổ bịch nằm giữa 2 lớp nilon. Dùng dây chun buộc chặt cổ bịch, lấy bông không thấm nước vê tròn thành nút đặt chặt vào cổ bịch và đậy nắp lại.

đóng gói túi mùn cưa trồng nấm mối

Khử trùng túi mùn cưa bằng cách hấp

Kỹ thuật thứ 3 này khá là quan trọng nên cần phải tuân thủ theo quy trình:

Hấp cách thuỷ phôi mùn cưa trong thùng lớn trong khoảng thời gian từ 10 – 12 giờ, nhiệt độ trong giữa túi mùn cưa là 95 độ C –  100 độ C.

Nếu như hấp tịa nồi áp suất thì hấp ở nhiệt độ 120 độ C – 125 độ C trong thời gian từ 120 – 180 phút. Để sản xuất lớn, ta có thể hấp trong hơi nước bão hòa trong thời gian 9 – 10 giờ bằng cách xây lò.

Ta hấp từ 600 – 800 túi mùn cưa mỗi mẻ hấp, tùy theo diện tích của buồng hấp lớn hoặc nhỏ.

Kỹ thuật cấy giống nấm mối đen

Sau khoảng thời gian hấp khử trùng, chuyển những túi mùn cưa ra ngoài để nguội rồi tiến hành cấy giống nấm mối đen. Kỹ thuật này có 2 cách để thực hiện.

Cách 1: Trồng nấm mối đen bằng cách meo hạt

Nếu sử dụng hạt để làm giống thì dùng que sắt khều giống từ lọ hoặc túi giống sang túi mùn cưa, rồi lắc đều hạt giống lên trên bề mặt túi mùn cưa. Tỷ lệ giống cây là 1,2% so với trọng lượng của túi mùn cưa.

Cách 2: Trồng nấm mối đen bằng meo que

Sử dụng giống làm trên que thì dùng pen vô trùng trước khi kẹp nhẹ nhàng từng que giống chuyển sang các lỗ cấy giống trong túi mùn cưa, đầu que giống của nấm sát với lề mặt của túi mùn cưa.

Quá trình cấy giống phải làm trong phòng kín, sạch sẽ, các thao tác cần trên ngọn lửa đèn cồn. Sau quá trình cấy giống cần chuyển các túi mùn cưa vào phòng ươm sợi.

Thời gian bình thường để ủ các tơ nấm kín bịch trong giai đoạn này mất hết 60 – 75 ngày.

Kỹ thuật tạo quả thể

kỹ thuật trồng nấm mối đen

Ở giai đoạn kỹ thuật thứ 5 này có 2 phương pháp để hình thành quả thể thông qua việc kích thích các tơ nấm.

Tạo quả thể trong bịch: Các bịch mùn cưa khi các tơ nấm đã ăn kín bịch thì mở cổ bịch và phủ một lớp đất hoặc cát lên trên miệng bịch dày khoảng 2,5 – 3 cm và xếp sát nhau.

Tạo quả thể bằng cách trồng luống: Bóc bỏ túi nilon, xếp các trụ mùn cưa sát nhau rồi phủ đất đã được ủ bột nhẹ và trấu lên trên mặt, phủ qua mặt trên khoảng 2,5 – 3 cm.

Sau khi phủ đất thì cần phải tưới nước 2 lần trong một ngày, không được tưới quá nhiều nước sẽ bị trôi đất.

Những ngày sau đó giảm lượng nước tưới, chỉ tưới đủ để giữ ẩ cho đất, nhiệt độ thích hợp để nấm hình thành và phát triển là 24 – 32 độ C, độ ẩm khoảng 95 – 98%.

Chăm sóc và thu hoạch nấm mối đen

bảo quản và thu hoạch nấm mối đen

Sau 20 – 30 ngày thì nấm mối đen sẽ hình thành quả thể. Luôn giữ ẩm bề mặt đất nhưng không quá ẩm ướt. Tính từ khi ra quả thể đến lúc nấm trưởng thành và thu hoạch được là khoảng 2 – 4 ngày.

Khi quả thể nấm hình tháng thì dùng vòi nước tưới nhẹ, độ ẩm không khí là 95 – 98%, tưới khoảng 2 – 3 lần một ngày. Tùy vào điều kiện của thời tiết mà có thể sau 2 – 4 ngày có thể thu hoạch nấm lần 2. Mỗi bịch mùn cưa có thể thu hoạch được nhiều lần.

Nấm mối đen mọc đơn lẻ nên khi nấm nào đã trưởng thành thì hái trước, khi hái phải sạch gốc. Nấm trưởng thành thường có thân dài khoảng 10 – 15 cm, đường kính thân 1,5 – 2 cm, mũ nấm tròn 3 – 5 cm, có thể nở to đến 10 – 15 cm. Nấm non có màu nâu xám hoặc trắng. Khi già nấm chuyển thành màu trắng ngà, mũ rộng 8 – 15 cm. Nên hái nấm vào buổi sáng và chiều tối, thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 16 ngày.

Trên đây là toàn bộ quy trình trồng nấm mối đen từ giai đoạn chuẩn bị đến khi thu hoạch thành công. Trồng nấm mối đen mang lại năng suất cao và cải thiện kinh tế. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho mọi người thêm kiến thức về trồng nấm mối có giá trị như thế này.

=======

Xem thêm bài viết về nấm mối đen

Trả lời